A - Khởi tạo dự án
A03 - Bổ nhiệm thành viên nòng cốt
A05 - Xác định và lên kế hoạch giao phẩm dự án
A06 - Xác định rủi ro và lên kế hoạch ứng phó
A07 - Bình duyệt khởi tạo dự án
B - Khởi tạo hàng tháng
C - Quản lý hàng tuần
D - Quản lý hàng ngày
E - Tổng kết tháng
F - Kết thúc dự án
G - Quản lý hậu dự án
A02 - Bổ nhiệm giám đốc dự án
Hoạt động này nằm trong nhóm Khởi tạo dự án. Nhóm hoạt động này được thực hiện lúc khởi đầu để giúp chúng ta chuẩn bị cho dự án.
Lúc này, nhà tài trợ thảo luận dự án với một số giám đốc dự án tiềm năng, và đi đến thống nhất. Quan trọng là giám đốc dự án phải là người có niềm tin vào mục tiêu của dự án.
Trong trường hợp dự án nội bộ (không có khách hàng bên ngoài), giám đốc dự án nên đến từ phía kinh doanh/quản lý của tổ chức thay vì phía kỹ thuật. Các quản lý từ phía kỹ thuật là những trưởng nhóm trong P3.express.
Ngoài việc hiện thực hóa mục tiêu của dự án, giám đốc dự án còn có trách nhiệm đối với sức khỏe và an toàn của nhóm dự án, cũng như tạo môi trường làm việc thoải mái để các thành viên có thể phát triển trong sự nghiệp của họ.
Mục đích
Mặc dù mỗi nhóm nhỏ cũng có thể có một hệ thống quản lý riêng, nhưng đối với hầu hết các dự án, việc phối hợp và quản lý tập trung là cách thực tế và hiệu quả hơn, và giám đốc dự án là người đứng đầu hệ thống phối hợp đó. Bằng cách này, các chuyên gia kỹ thuật sẽ không bị sao nhãng bởi trách nhiệm quản lý và có thể tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật của dự án.
Những sai lầm phổ biến
Dưới đây là những vấn đề phổ biến cần tránh trong hoạt động này:
- Giám đốc dự án không nên xem mình là “sếp” của các thành viên, mà nên xem mình là người hỗ trợ, người điều phối, người phối hợp, và là người giải quyết vấn đề.
- Giám đốc dự án và nhà tài trợ không nên là những người quản lý vi mô (thuật ngữ chỉ người quản lý, giám sát nhân viên một cách quá mức).
- Thông thường người ta có xu hướng bổ nhiệm người có kiến thức kỹ thuật cao nhất làm giám đốc dự án. Điều này không phải là một ý tưởng tốt. Giám đốc dự án là một vị trí quản lý, không phải vị trí kỹ thuật. Do đó, bạn cần một người có khả năng quản lý và kiến thức để đảm nhiệm vai trò này. Trở thành giám đốc dự án không phải là việc thăng chức cho chuyên gia kỹ thuật, mà là một sự thay đổi trong sự nghiệp của họ.
- Giám đốc dự án không nên tham gia vào các khía cạnh kỹ thuật của dự án vì điều này sẽ làm sao nhãng họ, và đã có các chuyên gia kỹ thuật quản lý các khía cạnh kỹ thuật rồi.
Các nguyên tắc
Các nguyên tắc sau đây đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý này:
- NUP2: Đảm bảo và tối ưu hóa năng lượng và nguồn lực.
- NUP5: Đừng làm gì mà không có mục đích rõ ràng.
Được dịch bởi hanhivo