A - Khởi tạo dự án
A03 - Bổ nhiệm thành viên nòng cốt
A05 - Xác định và lên kế hoạch giao phẩm dự án
A06 - Xác định rủi ro và lên kế hoạch ứng phó
A07 - Bình duyệt khởi tạo dự án
B - Khởi tạo hàng tháng
C - Quản lý hàng tuần
D - Quản lý hàng ngày
E - Tổng kết tháng
F - Kết thúc dự án
G - Quản lý hậu dự án
C02 - Lập kế hoạch ứng phó với sự sai lệch
Hoạt động quản lý này nằm trong nhóm Quản lý hàng tuần, được thực hiện đầu mỗi tuần.
Nếu dự án của bạn có bất kỳ sai lệch nào so với mục tiêu dựa trên kết quả đo lường ở bước C01, bạn nên quản lý và cố gắng đưa chúng về đúng hướng.
Trong các trường hợp phức tạp, bạn có thể tổ chức một buổi hội thảo và kêu gọi sự trợ giúp từ tất cả hoặc một số thành viên trong việc lập kế hoạch khắc phục sai lệch. Trong trường hợp quan trọng hoặc nhạy cảm, hãy thông báo cho nhà tài trợ, xin lời khuyên của họ và xin họ chấp thuận kế hoạch phục hồi.
Nếu không thể khắc phục sai lệch, bạn cần xin nhà tài trợ sửa đổi các mục tiêu và yêu cầu họ phê duyệt các mục tiêu sửa đổi. Đảm bảo rằng các thông tin mới đều được cập nhật vào Mô tả dự án.
Nếu nguyên nhân gốc rễ của sự sai lệch có thể gây ra các vấn đề tương tự trong tương lai, hãy ghi nhận nó vào Hạng mục cần theo dõi là một rủi ro, và lên kế hoạch phù hợp nhằm ứng phó với rủi ro đó.
Biểu mẫu hạng mục cần theo dõi
Mục đích
Để đạt được mục tiêu của dự án, chúng ta cần khắc phục những sai lệch càng sớm càng tốt, trước khi chúng chất chồng. Quan trọng hơn, nếu chúng ta cố gắng khắc phục sai lệch và không thành công, đồng thời nhận thấy dự án có xu hướng đáng báo động, chúng ta sẽ biết rằng mục tiêu của dự án khả năng lớn không thể đạt được với các mục tiêu hiện tại và chúng ta phải điều chỉnh lại các mục tiêu đó. Khi sửa đổi, chúng có thể không còn hợp lý nữa, trong trường hợp đó dự án có thể bị hủy bỏ để tránh những tổn thất lớn hơn trong tương lai.
Những sai lầm phổ biến
Một tuyên bố chung chung, mơ hồ, thể hiện dạng mơ ước như “Kể từ bây giờ chúng ta phải làm việc nhanh hơn 15%” không phải là một kế hoạch phục hồi. Kế hoạch phục hồi phải thực tế và bao gồm những điều có thể thực hiện được và đánh giá được.
Nếu bạn phải lựa chọn giữa việc khắc phục sai lệch và giải quyết nguyên nhân gốc rễ của sai lệch, nguyên nhân có thể gây ra vấn đề tương tự trong tương lai, hãy ưu tiên cho lựa chọn sau. Nếu không bạn sẽ liên tục phải chữa cháy.
Các nguyên tắc
Các nguyên tắc sau đây đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý này:
- NUP2: Đảm bảo và tối ưu hóa năng lượng và nguồn lực.
- NUP3: Luôn luôn chủ động.
- NUP4: Hãy nhớ rằng một chuỗi liên kết có sức mạnh bằng với liên kết yếu nhất.
- NUP5: Đừng làm gì mà không có mục đích rõ ràng.
Được dịch bởi hanhivo